Giao mùa chính là thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm, đánh dấu sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khí hậu khác. Lúc này, cơ thể chịu các tác động của thời tiết giao mùa, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Những đối tượng dễ mắc bệnh khi thời tiết giao mùa
+ Trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh.
+ Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu, thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
+ Phụ nữ mang thai, khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ thai phụ ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi.
– Một số bệnh thường gặp khi giao mùa
+ Mệt mỏi và căng thẳng
+ Đau nhức cơ, khớp
+ Cảm cúm giao mùa
+ Hen suyễn và viêm xoang
+ Dị ứng,…
– Các biện pháp phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa
+ Uống nhiều nước: giữ cơ thể đủ nước giúp loại bỏ độc tố, loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể và giữ ẩm cho đường mũi và cổ họng. Làm giảm cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút phát triển và gây bệnh.
+ Chẩn đoán kịp thời: ghi có triệu chứng sốt hoặc viêm nhiễm, hãy tìm ra nguyên nhân bệnh thực sự và bắt đầu điều trị phù hợp. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể trở lên khỏe mạnh, để chống lại virus và giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi giao mùa.
+ Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cân bằng: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C và E như trái cây, rau xanh, và các loại hạt. Đồng thời kết hợp với ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
+ Thực hành vệ sinh đúng cách: rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào các bề mặt công cộng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và sử dụng khẩu trang khi cần thiết. Thói quen vệ sinh tốt giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
+ Giữ môi trường sống sạch sẽ: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là những nơi dễ tích tụ bụi và nấm mốc.
+ Tiêm phòng: tiêm phòng Cúm và các bệnh truyền nhiễm khác để bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn khi giao mùa.
+ Khi có biểu hiện bất thường cần đi khám và tư vấn của bác sĩ.
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Trân – Khoa YTCC-ATTP.
Dịch vụ kcb Lai Vung
Danh Mục Dịch Vụ Kỹ Thuật
Dịch vụ kcb Lai Vung
Giờ thăm bệnh
Dịch vụ kcb Lai Vung
Vận chuyển bằng xe cứu thương
Dịch vụ kcb Lai Vung
Khám sức khỏe
Dịch vụ kcb Lai Vung
Khám ngoại viện
Dịch vụ kcb Lai Vung
Điều trị nội trú
Dịch vụ kcb Lai Vung
Chi phí khám chữa bệnh
Dịch vụ kcb Lai Vung
Bảo hiểm y tế
Dịch vụ kcb Lai Vung
Quy trình khám chữa bệnh
Dịch vụ kcb Lai Vung
Lịch khám bệnh