Ngày Thế giới phòng, chống lao (24 tháng 3) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10-15 người khác.
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống bệnh lao năm 2024- “Yes! We can end TB!”- Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!” – truyền tải thông điệp hy vọng rằng việc quay trở lại đúng hướng để chống lại dịch bệnh lao là có thể thông qua sự lãnh đạo cấp cao, tăng cường đầu tư và tiếp thu nhanh hơn các khuyến nghị mới của WHO. Tuân theo các cam kết của các Nguyên thủ quốc gia tại cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc vào năm 2023 nhằm đẩy nhanh tiến độ chấm dứt bệnh lao, trọng tâm của năm nay chuyển sang biến những cam kết này thành những hành động cụ thể. Để giúp các quốc gia tăng cường khả năng tiếp cận điều trị dự phòng bệnh lao, WHO sẽ đưa ra một dự án đầu tư vào việc tăng cường triển khai điều trị dự phòng bệnh lao.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới. Mỗi ngày có hơn 4.100 người tử vong vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc.
* Đường lây truyền của bệnh lao
– Khi người mắc bệnh lao ho và khạc nhổ vi khuẩn lao theo nước bọt và đàm bay vào không khí. Người lành hít phải không khí có vi khuẩn lao, có thể mắc bệnh lao.
– Những người có nguy cơ mắc bệnh lao như: người nhiễm HIV, suy dinh dưỡng, người mắc bệnh mãn tính, tiểu đường…
– Vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu rõ về bệnh Lao và biết cách phòng tránh.
* Những dấu hiệu của bệnh lao phổi
Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác:
– Ho ra máu;
– Sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm;
– Đau tức ngực;
– Gầy sút cân.
* Phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng
– Trẻ em tháng đầu sau sinh cần được tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
– Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
– Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;
– Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện sớm, để tránh lây bệnh cho người khác.
Nguyễn Huỳnh Minh Trí – Tổng hợp
Dịch vụ kcb Lai Vung
Danh Mục Dịch Vụ Kỹ Thuật
Dịch vụ kcb Lai Vung
Giờ thăm bệnh
Dịch vụ kcb Lai Vung
Vận chuyển bằng xe cứu thương
Dịch vụ kcb Lai Vung
Khám sức khỏe
Dịch vụ kcb Lai Vung
Khám ngoại viện
Dịch vụ kcb Lai Vung
Điều trị nội trú
Dịch vụ kcb Lai Vung
Chi phí khám chữa bệnh
Dịch vụ kcb Lai Vung
Bảo hiểm y tế
Dịch vụ kcb Lai Vung
Quy trình khám chữa bệnh
Dịch vụ kcb Lai Vung
Lịch khám bệnh