9

Khoa Dược – Vật tư y tế

– Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc TTYT. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc TTYT về toàn bộ công tác dược trong TTYT nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

          –  Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

          – Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

          – Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

– Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

– Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

– Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong TTYT.

          – Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các, Cao đẳng và Trung học về dược.

          – Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong TTYT.

          – Tham gia chỉ đạo tuyến.

          – Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

          – Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

– Quản lý hoạt động của Nhà thuốc TTYT theo đúng quy định.

– Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế.

       12. Khoa Kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS

–  Thực hiện giám sát thường xuyên và quản lý chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm gây dịch, các bệnh xã hội, HIV/AIDS; tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh.

–  Tổ chức điều tra định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xã hội tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

–  Phối hợp với các khoa, phòng liên quan tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng dẫn quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng.

–  Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, phát hiện kịp thời ổ dịch mới; tiến hành các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan. Tổng họp số liệu, lập bản đồ, biểu đồ các loại bệnh dịch, bệnh xã hội, HIV/AIDS trên địa bàn.

–  Triển khai thực hiện chưong trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về y tế dự phòng, phòng, chống bệnh xã hội, HIV/AIDS.

–  Triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về lao, tâm thần, da liễu, các bệnh lây qua đường tình dục.

–  Thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS; Tham vấn các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ma túy và các vấn đề liên quan khác như bệnh nhiễm trùng cơ hội, tái nghiện… tham vấn trước, trong và sau xét nghiệm HIV tự nguyện.

–  Tổ chức tiếp cận các đối tượng có nguy cơ cao (gái mại dâm, người sử dụng ma túy…), người nhiễm HIV/AIDS thông qua mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng và tạo điều kiện giúp các đối tượng thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV.

–  Triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại (phân phối bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm…).

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ y tế (phối họp hệ thống sản phụ khoa thực hiện chương trình phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV thông qua khám bệnh điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.